5 mẹo khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ giúp bé ăn ngon trở lại

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều cha mẹ gặp phải. Để hiểu rõ và khắc phục tình trạng này, hãy cùng Wesser tìm hiểu các mẹo hay giúp bé cải thiện tình trạng này.

Thế nào là biếng ăn tâm lý?

Theo các chuyên gia chia sẻ, biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống ở trẻ, thường xuất hiện khi trẻ gặp phải những cảm xúc tiêu cực như bị la mắng, quát nạt, thay đổi môi trường hoặc cảm thấy cô đơn,... Tình trạng này khiến trẻ tự giới hạn lượng thức ăn tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

Phân biệt giữa biếng ăn tâm lý và các loại biếng ăn khác

Để giải quyết tận gốc tình trạng biếng ăn ở trẻ, mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân và cách phân biệt triệu chứng của các loại biếng ăn. Theo các chuyên gia chia sẻ, biếng ăn tâm lý, sinh lý và bệnh lý ở trẻ có điểm giống và khác nhau rõ rệt.

Điểm giống nhau

  • Các bé đều có chung biểu hiện là không ăn hết khẩu phần ăn của mình.
  • Thời gian mỗi bé ăn của bé thường kéo dài trên 30 phút.
  • Bé có thể khóc, chạy trốn hoặc bị trớ thức ăn.
  • Bé chỉ chấp nhận ăn một loại thức ăn nhất định và không chịu thử thức ăn mới.
  • Chiều cao và cân nặng của bé thường dước mức tiêu chuẩn.
 

Điểm khác nhau

 

Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn bệnh lý

Biếng ăn tâm lý

Nguyên nhân

Xuất hiện trong thời gian rất ngắn, chỉ vài ngày hoặc 1 - 2 tuần. 

Do cơ thể thích ứng với sự thay đổi thể chất như mọc răng, ăn dặm, tập đi.

Do trẻ mắc chứng bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như cảm cúm, viêm tai, viêm họng, lở miệng hoặc thiếu máu.

Do ảnh hưởng từ môi trường sống và cách chăm sóc bé thiếu khoa học, dẫn đến bé có những cảm xúc tiêu cực.

Cách khắc phục

Sau khi trẻ thích ứng, bé sẽ ăn ngon trở lại.

Khi bệnh lý được điều trị và cải thiện, triệu chứng biếng ăn của bé cũng sẽ được khắc phục.

Cần phải có thời gia cải thiện lâu hơn so với biếng ăn sinh lý và bệnh lý.

 

Nắm rõ sự khác biệt giữa các loại biếng ăn này sẽ giúp mẹ tìm ra phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, đặc biệt là biếng ăn tâm lý.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn tâm lý

  • Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ bao gồm:
  • Bị ép buộc ăn uống: Bố mẹ lo lắng con thiếu chất nên thường ép buộc trẻ ăn, tạo ra áp lực và sợ hãi.
  • Bị quát mắng: Trong các bữa ăn, việc la mắng, quát nạt hoặc đánh đập khiến trẻ có tâm lý sợ hãi và ghét bỏ bữa ăn.
  • Nuông chiều bé quá mức: Sự quan tâm quá mức cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ăn uống làm trẻ lười ăn hơn.
  • Thay đổi môi trường: Sự thay đổi đột ngột trong môi trường sống hoặc lịch sinh hoạt khiến trẻ không kịp thích nghi.
  • Cảm giác cô đơn: Trẻ cảm thấy nhàm chán khi ăn một mình, thiếu sự tương tác.

Những biểu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn 

  • Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ qua các dấu hiệu sau:
  • Trẻ có hành động lấy tay che miệng hoặc ngâm chặt miệng khi được cho ăn.
  • Lắc đầu, quay mặt chỗ khác khi mẹ chuẩn bị đút thức ăn.
  • Ngậm thức ăn trong miệng thật lâu, không nhai, không nuốt, thậm chí là khóc lóc khi bị ép ăn.
  • Từ chối thức ăn bằng cách giả vờ ốm hoặc nhè thức ăn ra.
  • Bé ăn lâu với lượng thức ăn tiêu thụ chỉ bằng ½ so với khẩu phần tiêu chuẩn, thời gian ăn kéo dài trên 30 phút.
  • Bé không tăng cân hoặc chiều cao trong thời gian dài.

5 mẹo giúp mẹ khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ 

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một vấn đề khá nghiêm trọng mà nhiều bậc cha mẹ gặp phải ở hành trình chăm con. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần hiểu và áp dụng những phương pháp đúng đắn. Dưới đây là 5 mẹ giúp mẹ cải thiện tâm lý và thói quen ăn uống của bé:

Không nên ép trẻ ăn

Nhiều mẹ thường có thói quen ép buộc trẻ em theo ý mình, dẫn đến bữa ăn trở thành “cuộc chiến” với nỗi sợ hãi ngày càng cao. Khi bị ép buộc, bé có thể vừa khóc vừa nuốt thức ăn, dễ gây sặc. Theo các chuyên gia chia sẻ, mẹ thay vì ép buộc bé ăn thì hãy để bé ăn theo nhu cầu. Mẹ hãy cho bé ăn khi bé muốn và dừng khi bé no, đặc biệt hãy tạo không khí vui vẻ và thoải mái trong các bữa ăn. Nếu bé ăn ít, mẹ có thể tăng cường số bữa ăn và cải thiện thực đơn dinh dưỡng hợp lý.

Thay đổi thực đơn cho bé

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể cải thiện bằng cách thường xuyên thay đổi thực đơn trong các khẩu phần ăn. Vị giác của trẻ rất nhạy cảm, nếu bé chỉ ăn mãi một món trong thời gian dài, bé sẽ mất cảm giác thèm ăn. Mẹ hãy thay đổi thực đơn liên tục theo tuần hoặc theo tháng, tăng cường các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và trình bày món ăn đẹp mắt để bé cảm thấy hấp dẫn, thích thú hơn.

Cho bé ăn cùng gia đình

Trẻ biếng ăn tâm lý là do một phần cảm thấy cô đơn. Mẹ hãy cho bé ăn cùng gia đình để bé cảm thấy vui hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi bé nhìn thấy mọi người ăn uống, bé sẽ thay đổi thói quen và học cách bắt chước người lớn. Để bữa cơm gia đình thêm phần vui vẻ và hứng khởi, mẹ có thể kể một vài câu chuyện vui cho bé nghe hoặc thay đổi không gian ăn uống cho cả gia đình.

Chuyển môi trường từ từ

Chuyển tiếp môi trường một cách từ từ là cách hiệu quả để bé tránh sự thay đổi đột ngột. Với bé tuổi đi học, mẹ nên cho bé ở lớp 2 - 3 tiếng rồi đón về trong thời gian đầu. Sau đó, mẹ có thể đưa bé đến lớp ăn trưa cùng bạn và dần dần để bé ở lại cả ngày khi bé đã quen với lớp.

Cải thiện tiêu hóa và bổ sung dinh dưỡng

Biếng ăn tâm lý thường dẫn đến giảm tiết enzym tiêu hóa. Nếu lo bé không ăn được, mẹ hãy cho bé sử dụng các loại men chứa vi sinh. Đồng thời, thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung vi chất kích thích ăn ngon như kẽm, selen, vitamin C từ rau, củ, quả và thịt, cá. Mẹ cũng nên hạn chế trộn thuốc (khi bé bệnh) cùng với thức ăn và không cho bé ăn vặt trước giờ chính.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ được cải thiện nếu mẹ hiểu và quan tâm đến tâm lý của bé. Hy vọng với 5 mẹo nhỏ ở trên, Wesser phần nào giúp mẹ bỉm có thể giúp con ăn ngon trở lại.

Bố mẹ xem thêm bài viết khác: Chăm sóc mẹ và bé

Tham khảo sản phẩm cho bé: Bọt rửa tay,  Bọt tắm gội WesserSữa tắm gội 2in1Nước giặc xả