Bí quyết chăm sóc bé yêu trong 12 tháng đầu đời

Bố mẹ có biết? Chăm sóc bé từ 0 đến 12 tháng tuổi vô cùng quan trọng và cần phải có kiến thức ở từng giai đoạn phát triển của bé yêu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp ba mẹ có cái nhìn toàn diện và có sự chuẩn bị tốt nhất trong hành trình chăm sóc bé. 

Chăm sóc bé 1 tháng tuổi 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất ở giai đoạn này của bé. Nhu cầu bú sữa mẹ của bé rất cao, khoảng 2 - 3 giờ sẽ bú một lần. Đối với mẹ đang sữa công thức để thay thế sữa mẹ, hãy chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi của bé, đặc biệt nên theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ở tháng đầu tiên, bé ngủ khoảng 16 - 20 giờ mỗi ngày.

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc bé 1 tháng tuổi: 

  • Không dùng gối kê đầu và không để bé nằm võng. Bé cần nằm trên nệm phẳng và êm ái.
  • Không cho bé uống nước vì sữa mẹ đã cung cấp đủ nước cho bé.

Gợi ý bình sữa cho bé từ 0 - 12 tháng: Bình sữa Wesser 

Chăm sóc bé 2 tháng tuổi

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, đảm bảo bé bú đủ no. Tập cho bé bú lâu hơn, khoảng 10 - 15 phút mỗi lần.

Bé ngủ khoảng 15 - 16 giờ mỗi ngày, giấc ngủ của bé bắt đầu có chu kỳ rõ ràng hơn.

Ở tháng thứ 2, mẹ cần lưu ý:

  • Khuyến khích mẹ đặt bé nằm trên giường, chơi và nói chuyện với bé thay vì bế nhiều trên tay.
  • Không ru con ngủ theo kiểu rung lắc để không làm tổn thương não bộ của bé.
  • Mẹ có thể tập cho con cách ngẩng đầu mỗi lần 10 giây và mỗi ngày 2 lần một cách nhẹ nhàng nhất.
  • Tạo quy luật cụ thể để dỗ bé.

Chăm sóc bé 3 tháng tuổi

Bé tiếp tục bú sữa mẹ, bé bắt đầu biết bú mạnh hơn. Vì thế, mỗi lần bú có thể kéo dài thời gian khoảng 4 tiếng.

Bé ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày, trong đó bé có giấc ngủ dài hơn vào ban đêm.

Chăm sóc bé tháng thứ 3, mẹ cần chú ý:

  • Mát xa nhẹ nhàng sau mỗi lần tắm để hệ thần kinh của bé phát triển hơn.
  • Cho bé nhìn và ngắm đồ vật treo ở trên cao, di chuyển đồ vật để bé đưa mắt nhìn theo.

Chăm sóc bé 4 tháng tuổi

Bé ngủ khoảng 14 - 15 giờ mỗi ngày, dần dần hoàn thành thói quen ngủ đều đặn hơn. Để bé ngủ ngon hơn, mẹ có thể cho bé nghe tiếng ồn trắng khi ngủ.

Vệ sinh răng miệng, tắm rửa hằng ngày và vệ sinh tay cho bé sau khi chơi đùa.

Lưu ý:

  • Mẹ nên cho bé khám phá thế giới bên ngoài và tiếp xúc với mọi người.
  • Tránh cho bé tiếp xúc vs các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại,... 

Chăm sóc bé 5 tháng tuổi

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Nếu bé đòi ăn sớm, mẹ có thể cho bé tập ăn với một lượng ít nhất vì bé sẽ sẵn sàng ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi.

Chăm sóc răng miệng và vệ sinh da bé thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng. Một số bé có thể mọc răng sớm, nướu sưng và có thể bị sốt.

Bắt đầu từ 5 tháng trở lên, bé thích nghe người lớn nói chuyện, cười và lè lưỡi khi được chọc.

Chăm sóc bé 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, meh hãy duy trì sữa mẹ và bắt đầu cho bé ăn dặm 01 bữa/ngày. Các loại thức ăn cho lần đầu ăn dặm phải mềm, dễ tiêu hóa như bột ngũ cốc, rau củ nghiền,... Mẹ hãy tập bé uống nước bằng bình ống hút để dễ dàng tiêu hóa thức ăn dặm.

Thời gian ngủ của bé khoảng 14 giờ mỗi ngày, bé có thể tự ngủ trở lại khi tỉnh giấc vào ban đêm.

Vệ sinh tay bé thường xuyên vì bé bắt đầu có xu hướng cho tay vào miệng.

Bố mẹ hãy mua đồ chơi để bé luyện tập cầm nắm và nhìn ngắm.

Bé bắt đầu thể hiện cảm xúc và hành động nhỏ ở tháng thứ 6, như cười hay há miệng khi thích ăn,...

Chăm sóc bé 7 tháng tuổi

Mẹ hãy tăng dần lượng thức ăn dặm, tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bé ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày, có thể cắt giảm giấc ngủ ngắn ban ngày.

Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn dặm.

Ở giai đoạn này, bé biết phân biệt người lạ và người quen. Mẹ hãy để bé có thời gian làm quen với người lạ thay vì để bế ngay, bé sẽ gào khóc.

Chăm sóc bé 8 tháng tuổi 

Trong quá trình bé ăn dặm, mẹ hãy dùng đa dạng các loại thức ăn hơn như thịt xay, trái cây nghiền,...

Thời gian ngủ của bé dao động từ 13 - 14 tiếng mỗi ngày. Bé sẽ ngủ sâu vào ban đêm và 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Mẹ hãy tập cho bé dùng cốc tập hút để uống nước.

Dạy trẻ lặp lại các động tác và tránh dọa bé gây tâm lý sợ hãi. 

Chăm sóc bé 9 tháng tuổi

Mẹ có thể cho bé ăn thức ăn thô hơn, tránh các loại thức ăn khó tiêu và không lành mạnh.

Bé ngủ khoảng 13 - 14 giờ mỗi ngày, giấc ngủ ban ngày có thể giảm xuống còn một lần.

Mẹ lưu ý chăm sóc răng miệng và vệ sinh cá nhân bé thường xuyên.

Chăm sóc bé 10 tháng tuổi

Bé có thể ăn 2 bữa thức ăn dặm mỗi ngày kèm sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Mỗi ngày, giấc ngủ của bé sẽ khoảng 13 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm sẽ dài hơn.

Thời điểm này, bé sẽ chơi và hoạt động nhiều hơn. Mẹ hãy dạy bé cất đồ chơi sau khi chơi xong.

Chăm sóc bé 11 tháng tuổi

Bé có thể ăn nhiều loại thức ăn hơn để đa dạng chất dinh dưỡng.

Khuyến khích bé suy nghĩ độc lập.

Dạy bé gọi tên các con vật, màu sắc,... khi xem sách.

Không nuông chiều trẻ quá mức, không đưa đồ chơi mới khi bé đang chơi đồ chơi cũ. 

Chăm sóc bé 12 tháng tuổi

Giai đoạn này mẹ có thể tập bé ăn uống độc lập.

Khuyến khích bé nói nhiều từ hơn bằng cách gợi mở câu hỏi.

Dạy bé lật các trang sách và nhận biết các chữ số.

Tập đi cho bé, hướng dẫn cách đứng dậy sau khi ngã.

Chăm sóc bé yêu trong 12 tháng đầu đời là hành trình đầy yêu thương và trách nhiệm đối với bố mẹ. Hi vọng những bí quyết trên sẽ giúp bố mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con yêu phát triển và khỏe mạnh.

Xem Thêm: