Bí quyết rơ lưỡi đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé
Rơ lưỡi cho bé sơ sinh là một phần quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Việc này giúp loại bỏ cặn sữa và mảng bám tích tụ trên lưỡi sau khi bé bú, từ đó phòng ngừa các vấn đề như nấm miệng, hôi miệng và tưa lưỡi, đồng thời duy trì sức khỏe khoang miệng của bé hiệu quả. Trong bài viết này, Wesser sẽ hướng dẫn mẹ cách rơ lưỡi đúng cách để bảo vệ khoang miệng cho bé nhé!
Tại sao cần rơ lưỡi cho bé mỗi ngày?
Khoang miệng của trẻ sơ sinh chứa nhiều vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây ra mùi hôi và các vấn đề răng miệng. Việc rơ lưỡi hàng ngày cho bé giống như vệ sinh răng miệng của người lớn, giúp ngăn ngừa các bệnh lý như nấm lưỡi, viêm nướu hay tưa lưỡi. Khi cặn sữa không được làm sạch, vi khuẩn dễ dàng phát triển, ảnh hưởng vị giác của bé và có thể dẫn đến biếng ăn hoặc bỏ bú.
Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng tưa lưỡi sẽ trở nên nghiêm trọng, vi khuẩn có thể tấn công sâu vào khoang miệng, gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng và gia tăng nguy cơ viêm nướu, viêm họng. Do đó, rơ lưỡi thường xuyên là cách hiệu quả để giữ cho miệng bé luôn sạch sẽ, giúp bé bú tốt hơn và duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
Rơ lưỡi cho bé một ngày mấy lần là tốt?
Tần suất rơ lưỡi cho bé thay đổi dựa trên loại sữa bé đang dùng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp:
Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thường ít gặp vấn đề về cặn sữa vì đầu ti mẹ có khả năng làm sạch tự nhiên. Mẹ nên thực hiện việc rơ lưỡi cho bé từ 2 đến 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy có lưỡi bé có dấu hiệu tích tụ cặn sữa, hãy tăng cường việc rơ lưỡi cho bé.
Đối với trẻ bú sữa công thức: Đối với trẻ bú sữa công thức, sữa công thức dễ gây cặn bẩn trên lưỡi bé hơn so với sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên rơ lưỡi cho bé khoảng 2 lần mỗi ngày để loại bỏ cặn sữa và mảng bám, ngăn ngừa viêm họng, viêm lưỡi và các vấn đề về răng miệng khác.
Đối với trẻ bú cả sữa mẹ và sữa công thức: Mẹ nên rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 1 lần để duy trì vệ sinh khoang miệng hiệu quả và đảm bảo lưỡi bé không bị tích tụ cặn sữa.
Cách rơ lưỡi cho bé đúng cách cho mẹ
Thực hiện rơ lưỡi đúng cách giúp loại bỏ mảng bám và bảo vệ khoang miệng của bé hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để mẹ thực hiện việc rơ lưỡi cho bé một cách hiệu quả và vệ sinh:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ rơ lưỡi
Mẹ hãy chuẩn bị nước rơ lưỡi cùng gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải silicone. Nước rơ lưỡi Wesser được chiết xuất từ Xylitol có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ mùi hôi miệng, đảm bảo bảo vệ khoang miệng của bé một cách hiệu quả.
>>>Xem thêm: Nước rơ lưỡi Wesser
Bước 2: Rửa tay sạch sẽ
Trước khi bắt đầu rơ lưỡi cho bé, mẹ nên rửa tay thật kỹ với xà phòng.
Bước 3: Thực hiện rơ lưỡi
Mẹ sử dụng bàn chải silicon hoặc quấn gạc rơ lưỡi quanh ngón tay trỏ.
Nhúng gạc vào nước ấm hoặc muối sinh lý. Nếu dùng nước rơ lưỡi Wesser, mẹ chỉ cần ấn 2 - 3 giọt dung dịch vào bàn chải silicone.
Để bé nằm thoải mái trên cánh tay mẹ với đầu hơi nâng lên. Nhẹ nhàng mở miệng bé và thực hiện rơ theo thứ tự sau:
Rơ nướu: Massage nhẹ nhàng nướu bé.
Rơ má và lợi: Làm sạch vùng má, lợi và bên trong khoang miệng.
Rơ lưỡi: Cuối cùng, vuốt nhẹ từ trong ra ngoài để loại bỏ cặn sữa và mảng bám.
Những điều cần lưu ý khi rơ lưỡi cho bé
Rơ lưỡi cho bé đúng cách đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa tổn thương. Dưới đây là các lưu ý trong quá trình rơ lưỡi:
Chọn thời điểm thích hợp để rơ lưỡi cho bé: Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để thực hiện. Tránh rơ lưỡi ngay sau khi bé vừa bú xong vì có thể dẫn đến tình trạng trớ sữa. Thời gian tốt nhất rơ lưỡi là sau khi bú khoảng 2 tiếng.
Không rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày: Rơ lưỡi quá nhiều có thể gây tổn thương cho niêm mạc miệng và lưỡi và ảnh hưởng đến vị giác khiến bé khó chịu khi bú mẹ.
Quan sát các dấu hiệu bất thường trong khi rơ lưỡi: Nếu bé xuất hiện dấu hiệu như khó chịu, nôn trớ, hoặc niêm mạc miệng bị đỏ, mẹ cần dừng ngay và đưa bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng này có thể cho thấy bé đang bị kích ứng hoặc gặp phải vấn đề về sức khỏe răng miệng, và cần được điều trị kịp thời.
Không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé: Mật ong chứa vi khuẩn clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của bé. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng nước rơ lưỡi Wesser với chiết xuất tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho trẻ từ 0 - 3 tuổi.
Rơ lưỡi cho bé là bước quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng và đảm bảo bé luôn thoải mái, phát triển khỏe mạnh. Việc tuân thủ đúng cách và lựa chọn sản phẩm phù hợp như nước rơ lưỡi Wesser, sẽ giúp bảo vệ bé khỏi các vấn đề răng việc nghiêm trọng. Mẹ hãy chú ý đến tần suất và cách rơ lưỡi an toàn để chăm sóc tốt nhất cho bé yêu nhé!
>>>XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT CHĂM SÓC BÉ TẠI ĐÂY NHÉ!